Kinh Địa Tạng là một bộ kinh cực kì quan trọng trong thời mạt pháp này, diện độ sinh rất rộng, oai lực mạnh mẽ nhờ vào sức gia hộ không thể nghĩ bàn của Ngài Địa Tạng Bồ Tát. Chúng sinh trong lục đạo, đặc biệt là những chúng sinh bị đọa trong ba đường ác đặc biệt ưa thích nghe kinh Địa Tạng, đó là một trong những lí do ngày càng có nhiều người phát nguyện tụng kinh Địa Tạng để hồi hướng cho chúng sinh các cõi khổ.
Tuy nhiên, những ai đang hành trì kinh Địa Tạng cần lưu ý một chút: Khi bạn tụng kinh thường sẽ có rất nhiều chúng sinh vô hình cùng đến nghe pháp, nếu trước khi tụng bạn thành tâm mời họ tới và nhiếp tâm tụng hồi hướng cho họ thì cả mình lẫn người đều được vô lượng lợi ích, công đức tăng lên gấp bội, nhưng nhớ kĩ đừng tụng quá nhanh, chúng sinh không nghe kịp lời kinh sẽ khởi lòng hờn giận không hoan hỉ. Giống như chúng ta, chúng sinh đến nghe kinh rất đa dạng, già trẻ lớn bé đều có đủ, vì vậy nên tùy thuận chúng sinh mà tụng đọc to rõ ràng, tốc độ vừa phải, họ nghe thấu tỏ rồi sẽ nương nhờ oai lực của kinh mà siêu thoát lên những cảnh giới an lành, tiếp tục tu học, khi ấy họ sẽ niệm niệm nhớ ơn bạn, thậm chí còn trở thành hộ pháp giúp đỡ bạn thêm sức khỏe và điều kiện thuận lợi để tiến tu.
Làm lợi ích cho chúng sinh cũng chính là làm lợi ích cho mình, vì chúng sinh và mình đồng một thể.
Đối với người tu tại gia thì mỗi ngày công phu ít nhất một đến hai thời khoá, mỗi thời khoá ít nhất 15p trở nên. Khi quá bận thì ko cần phải đọc Kinh mà chỉ niệm Phật mỗi ngày 15-30p rồi hồi hướng là được. Còn nếu có thời gian thì nên đọc Kinh trong mỗi thời khoá thì càng giúp chúng sinh đang đau khổ xung quanh ta mau sớm giác ngộ phát Bồ Đề Tâm hơn.
Người còn ở tại gia chưa thể xả ly tất cả để chuyên tu được thì nên đọc "KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN". Vì KINH ĐỊA TẠNG phù hợp với những chúng sinh trong tam ác đạo, Kinh Địa Tạng sẽ giúp họ mau tiêu trừ nghiệp chướng hơn tất cả các kinh khác.
Kinh Địa Tạng là lợi ích cả kẻ còn lẫn người đã mất. Đọc Kinh Địa Tạng để cúng dường pháp âm giúp chúng sinh khai ngộ, chúng sinh khai ngộ rồi thì liền có thể xa lìa tam ác đạo chuyển sinh nơi cõi lành. Như vậy chính là chúng ta đang tích công bồi đức mỗi ngày, khi công đức đủ đầy thì cầu vô thượng Bồ Đề còn chẳng khó huống gì là một chút phước báo trong cõi trời người há chẳng đặng sao.
Bố thí pháp là vua trong tất cả các loại bố thí khác, công đức bố thí pháp nhiều hơn vô lượng vô biên các loại bố thí khác. Dù cho có bố thí cả thân mạng xương tủy đến vạn ức kiếp cũng ko bằng công đức một thời khoá đọc Kinh Địa Tạng để cúng dường pháp âm cho chúng sinh.
Đọc Kinh Địa Tạng rõ ràng từng âm từng âm, miệng đọc rõ, tai nghe rõ thì chính là đang cúng dường bố thí pháp âm cho vô lượng chúng sinh
CHÉP KINH Và HỒI HƯỚNG
Chép Kinh phước lớn lắm, nhờ phước này mình được các vị trời, long thần hộ pháp, quỷ vương, chư Phật phù hộ bảo trợ. Đời sau này còn có duyên gặp lại Kinh Điển để tu học. Mình được rèn chữ, hiểu rõ được lời Kinh.
Có nhiều bạn chép kinh, niệm Phật, tụng chú, phóng sanh nhưng không hề hồi hướng.Hồi hướng là phần quan trọng nhất mà trong kinh Địa tạng nói đi nói lại nhiều lần.
Ngoài ra, những người ở cõi vô hình nếu họ muốn tu học sẽ ngồi gần đó nghe mình đọc Kinh hoặc lúc mình chép Kinh thì não mình đã đọc nội dung, họ ngồi đó nghe. Họ tội nghiệp lắm, chưa được giải thoát, khi nghe lời Kinh nhờ phước này mà được tái sinh => mình được phước.
Đừng sợ họ vì họ chẳng bao giờ hù dọa mình đâu, họ có thể là ông bà cha mẹ mình kiếp trước... họ có ý muốn tu học thì ko nhác mình, nhác là những hạng ác thần ác quỷ, mà ác thì chẳng thèm nghe Kinh. Với lại lúc nghe Kinh là có Long Thần Hộ Pháp bảo vệ mình.
Nội dung Kinh là những lời đối thoại giữa Đức Phật (trong Kinh Địa Tạng: Đức Phật là Phật Thích Ca, trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: Đức Phật là Phật Thích Ca, Phật Đa Bửu...) với các Bồ Tát, các Quỷ Vương, các vị Thần, các vị vua Diêm La,...
Đừng nghĩ Quỷ là ác nha, những ai đến nghe Phật dạy đều là người tốt. Quỷ có quỷ tốt quỷ xấu, thần có thiện thần và ác thần, người cũng vậy: có tốt có xấu...
Nội dung câu kệ là gì? Là những đoạn thơ ngắn mà Đức Phật tóm lược khi nói những chủ đề trong kinh.
Chép tới trang nào là xong?
- Chép hết phần nội dung Kinh
- Chép thêm sám thập phương, ma ha bát nhã ba la mật tâm kinh...
- Ngoài ra nếu thích thì có thể chép luôn thích nghĩa (giải thích ý nghĩa các từ ngữ trong Kinh)
TÁC BẠCH & CÁCH HỒI HƯỚNG HIỆU QUẢ.
Bản tác bạch và hồi hướng này các bạn đọc hàng ngày nhé. Ngày nào ko đọc, chép Kinh cũng đọc ạ. Ngày nào đọc chép Kinh thì đọc phần này xong rồi đọc, chép Kinh nhé
(Mỗi ngày chỉ cần đứng trước bàn thờ, cứ khấn nguyện như sau đây rồi đọc, tụng Kinh hay niệm Phật nhé. Đọc bài tác bạch và hồi hướng này chắc chắn vong linh xung quanh đó sẽ nghẹn ngào, cám ơn bạn nhiều lắm đó. Vì bạn đã cứu họ hết khổ trong vòng lục đạo, cho nên phải đọc mỗi ngày không được quên)
Bản tác bạch và hồi hướng này giống như lời phát nguyện của mình khi tu tập vậy. Giông như Ngài A Di Đà có 48 Đại Nguyện, Ngài Quán Thế Âm có 12 Đại Nguyện, Ngài Dược Sư có 12 Đại Nguyện thì bản này cũng giống như 1 Đại Nguyện của các bạn. Việc phát nguyện khi tu tập rất quan trọng nên mn không được quên đọc bản này hàng ngày nhé.
Con tên là :
Pháp danh: (Nếu có).
Quy đầu Tam Bảo, xin tụng Kinh, trì chú và tất cả các việc lành khác. Nguyện đem công đức này hồi hướng về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Hồi hướng cho: xxxxxx( Cha, mẹ, anh, em, vợ, chồng, bà con còn sống)... Từ nay đều có duyên lành đến Phật pháp, đồng phát nguyện niệm Phật công đức được siêu sanh tịnh độ.
Hồi hướng cho hương linh đã chết tên là: xxxxxx, không biết đã đi về hướng nào, xin cho họ nghe được Phật Pháp. Từ nay con nguyện khi con đọc tụng con và tất cả chúng sanh trong pháp giới đều có duyên lành đến Phật pháp, đồng phát nguyện niệm Phật công đức được siêu sanh tịnh độ
Nguyện cho con đời này kiếp này, kiếp này và muôn đời sau con xin Đức Phật A Di Đà chứng giám cho lòng thành của con. Nguyện cho con làm bất cứ mọi điều Phước lành hoặc công đức tu tập mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi khắc con xin hồi hướng cho Cửu huyền thất tổ, ông bà nội ngoại, đa sanh phụ mẫu, ân sư đời đạo tất cả những người thân thuộc của con từ nhiều đời nhiều kiếp trước. Hồi hướng cho những chiến sĩ vô danh, những vong hồn không người thân thích, các vong linh thai nhi, các vong linh tai nạn đường phố, tất cả các chúng sanh khắp 10 phương pháp giới, tất cả những oan gia trái chủ có ân oán với con từ vô lượng kiếp. Mong cho họ nghe được, hiểu thấu được kinh tạng mà phát tâm Bồ đề. Quy đầu Tam Bảo thoát khổ được vãng sanh Tây phương cực lạc đến nơi Đức Phật A Di Đà, để chúng sinh thoát khỏi đau khổ trong vòng lục đạo.
Nguyện ơn trên Tam Bảo gia hộ độ trì cho con luôn luôn được trải lòng thương yêu khắp tất cả chúng sanh, dù thế giới hữu hình hay vô hình. Xin cho con biết thương yêu loài người, loài vật và chúng sanh trong địa ngục cho đến cỏ cây. Cho con luôn được giữ lòng khiêm hạ, luôn luôn thấy mình như cỏ rác, cát bụi. Nguyện trong đời này, kiếp này con làm điều gì có ích con xin chia sẻ những công đức, phước đức của con đến khắp pháp giới chúng sanh trong 10 phương pháp giới đều thọ nhận hồi hướng này.
Nguyện cho con khi bỏ báo thân này được vãng sanh Tây phương cực lạc. Cúi mong đức Phật từ bi không thể nghĩ bàn, ban ơn gia hộ cho chúng sinh. Tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Ngưỡng nguyện đại bi Quan Thế Âm cùng Phật pháp tăng vô thượng Tam Bảo mật thuỳ chứng minh gia hộ. Con phát tâm với lòng thành kính.
Xin tất cả tất cả ơn gia trái chủ, các vong linh và Chư thiên, Hộ pháp cùng chắp tay theo con chép kinh, trì chú, niệm Phật chung với nhau theo con cầu nguyện. Nguyện Đức Phật chứng giám cho lời cầu nguyện của con được thành tựu mỗi ngày luôn tăng trưởng. Tất cả được vãng sanh về cõi lành.
Nguyện khi con tu học thành Phật xong, con nguyện quay trở về cõi nhân gian để hoá độ chúng sinh.
Nam Mô A Đi Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nếu có hồi hướng thêm cho ai đó thì đọc tên, tuổi người đó ra, ví dụ:
"Con xin hồi hướng công đức chép (đọc) kinh Địa Tạng này cho ông nội con, tên....tuổi.... được sanh về cảnh giới lành, được gặp Phật pháp, sớm ngày thành Phật".
"Con xin hồi hướng công đức chép (đọc) kinh Địa Tạng này cho chồng con, tên....tuổi.... mong nhờ vào công đức này xoay chuyển cho chồng con bớt nhậu nhẹt, bớt la mắng con, thay đổi tâm tính, biết tin vào nhân quả, Tam Bảo, biết thương yêu vợ con, không làm buồn khổ con nữa".
"Con xin hồi hướng công đức chép (đọc) kinh Địa Tạng này cho con của con, tên....tuổi....mong nhờ công đức này con của con luôn ngoan, hiếu thảo, biết vâng lời cha mẹ, sống có đạo đức, trở thành người có ích cho xã hội, biết tin vào nhân quả, Tam Bảo."
Lưu ý: Lời hồi hướng trên có thể áp dụng khi làm bất cứ việc công đức nào: ví dụ ấn tống kinh, đọc kinh (bất cứ kinh nào), trì chú, niệm Phật, phóng sanh, bố thí, cúng dường,... đều nên hồi hướng như trên). Vì vậy, nên chép ra sổ để thuận tiện hơn trong quá trình tu tập!
Sau khi chép, đọc Kinh xong có thể đọc thêm 1 lần hồi hướng nữa: (2)
Con tên là... tuổi...ở...
Con xin nguyện đem công đức đọc Kinh Địa Tạng hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của con, cho ông bà, cha mẹ, quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp và hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong 10 phương pháp giới, nguyện chư Phật gia hộ cho con và tất cả chúng sanh đời nào kiếp nào sanh ra đều gặp Chánh Pháp, Minh Sư, sớm ngày thoát khỏi sinh tử luân hồi, chứng quả Bồ Đề, độ được nhiều chúng sanh
Bản Kinh Địa Tạng có 13 phẩm, mỗi ngày bạn có thời gian đọc hết 1 bản thì rất tốt, nếu không đọc hết thì đọc vài phẩm rồi hôm sau đọc phẩm tiếp theo. Khi đọc không cần chuông mõ vẫn được, cũng không cần đọc ngân nga như quý Thầy ở Chùa, đọc như đọc sách vẫn tốt.
Ví dụ: bản Kinh có 13 phẩm, giả sử mỗi ngày bạn đọc 3 phẩm thì bạn đọc như sau:
- Đọc Tác Bạch và Hồi Hướng (1)
- Đọc phần Nghi Thức Khai Kinh ( mấy trang đầu)
- Đọc 3 phẩm
- Đọc phần Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh ( khúc gần cuối Kinh, sau phẩm 13) và đọc những phần sau đó, không đọc phần chú thích sau Kinh.
Hôm sau bạn đọc 3 phẩm tiếp theo thì cũng làm như vậy cho đến khi hết 13 phẩm thì quay lại từ đầu.
- Đọc hồi hướng (2) thêm 1 lần nữa
Các bạn cứ nghĩ đi mình tụng Kinh như thế nào hoặc hồi hướng như thế nào mà người thân họ nhìn mình họ cười là mình biết họ như thế nào rồi. Còn thấy họ về mà cái mặt họ buồn rầu hoặc khóc lóc, than thở, giận giữ là biết chắc đã rơi vào ác đạo. Tôi nhắc vậy thôi còn tùy vào lòng từ bi của các bạn.
Tụng Kinh là phải từ bi y như bảng tác bạch này nè thì mới cảm ứng. Ai mà tâm địa hẹp hòi thì chết sẽ sống chung với ma quỷ thôi. Tụng hoài không linh đâu.
CÁCH CHÉP KINH ĐỊA TẠNG ĐÚNG NHẤT
Hiện nay, có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng tiếng Việt. Phật tử có thể chọn lựa theo bản nào cũng được, miễn là thực hiện đúng cách chép kinh Địa Tạng đúng. Vì phong cách hành văn của các dịch giả tuy khác nhau, nhưng nội dung lời dạy trong kinh không khác biệt.
Phật tử có thể phát tâm chép kinh Địa Tạng tùy theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi biên chép, chúng ta cần giữ ba nghiệp thanh tịnh: tay viết, miệng đọc, đầu suy nghĩ. Như vậy, chúng ta sẽ có được sự tập trung vào lời kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc.
Chép chậm, từ từ, không nên nôn nóng, không mong chép nhanh cho xong .
Cố gắng nắn nót chữ cho đẹp, khi chép đến tên danh hiệu Phật Bồ Tát thì cần phải viết hoa,….
Khi chép phải đặt lòng tôn kính Kinh ở một mức độ cao nhất, thiêng liêng nhất.
Thêm vào đó, cần phải thể hiện lòng biết ơn Chư Tổ đã có công lao biên soạn và kết tập kinh điển, cũng như giữ gìn lưu truyền, để ngày hôm nay, những thế hệ sau mới có kinh để học, để tu.
Khi chép cần mặc quần áo trang nghiêm, chọn nơi để ngồi chép phải yên tĩnh, vị trí thoáng mát, sạch sẽ.
Không những bản thân chép, mà cũng nên tạo cơ hội, giới thiệu, khuyến khích cho người khác như bạn bè, hàng xóm, con cháu trong gia đình,….để họ cũng có cơ hội được chép, giúp họ gieo phước lành, kết duyên với Tam Bảo.
NGUYÊN TẮC KHI VÀO TỤNG ĐỌC KINH:
- -Trước khi đọc Kinh nên súc miệng sạch ( ăn mặn vẫn đọc được), mặc áo quần dài, ngồi chỗ sạch sẽ, nếu có bàn thờ Phật thì ngồi trước bàn thờ Phật, nếu không có bàn thờ Phật cứ ngồi chỗ sạch sẽ và đọc.
- Khi mình tụng đọc kinh, tâm tưởng đến Phật, Bồ Tát sẽ có cảm ứng linh thông. Chư thần xung quanh cũng sẽ hiển linh bảo hộ nên mình luôn ý thức chỉn chu trang nghiêm khi Đảnh lễ và tụng đọc kinh sách
- Nên ăn chay tháng 10 ngày trai ( mùng 1,8, 14,15, 18, 23,24, 28,29,30) hoặc nếu không nổi thì nên ăn 1 tháng 4 ngày 14,15,30,mùng 1). Hoặc ít hơn vẫn được. Ăn mặn vẫn đọc Kinh được.
- Nên kiêng ngũ vị tân ( hành, tỏi, hẹ) hoặc nếu không bỏ được thì nên giảm ăn lại. Vì người ăn ngũ vị tân khiến chư Thiên, Hộ Pháp do sợ mùi hôi nên đều xa lánh. Dù bạn có tụng Kinh, Thiền định hay trì chú đều không thể thành tựu. Do ăn các thứ này khiến thân miệng hôi thối, các Vị không thể đến nghe bạn trì tụng được. Nếu ăn chín thì phát dâm,ăn sống thì sinh nóng giận.
Lưu ý:
- Khi mới đọc Kinh, Chú nhiều khi sẽ bị nghiệp chướng hoặc oan gia nhiều kiếp đến phá vì thấy bạn tu tập, bạn sẽ bị buồn ngủ, nhức đầu, gia đình lục đục...tùy người mà biểu hiện khác nhau. Bạn không nên nản lòng, cứ tinh tấn tiếp tục đọc xong rồi sẽ không bị nữa. Hãy xem đây là thử thách
- Đọc Kinh giờ nào cũng được, khi nào rảnh bạn cứ đọc, đọc Kinh là để hiểu lời Phật dạy trong Kinh và thực hành theo vì vậy đọc giờ nào cũng tốt.
- Nhiều người bảo là đọc Kinh vong theo, gia đình, công việc lục đục, nói là không phải ai cũng có thể đọc Kinh. Xin thưa đây là điều không đúng ( tà kiến). Phật thuyết Kinh để làm lợi ích cho chúng sanh, những điều trên Phật không hề nói. Kinh Địa Tạng ai cũng đọc được và người đọc Kinh sẽ được Ngài Địa Tạng, Hộ Pháp, Quỷ, Thần gia hộ. Vong nếu có theo bạn cũng là để học tập, nghe Kinh mong sớm siêu thoát, họ không hề làm hại bạn mà ngược lại bạn là ân nhân của họ, họ sẽ giúp đỡ bạn.
CÁCH CUNG KÍNH KINH ĐIỂN
Là người nghiên cứu Phật pháp, đầu tiên chúng ta phải học biết cách đặt để Kinh sách. Như tất cả Kinh điển trong 12 bộ 3 tạng, bất luận là bộ nào, chúng ta đều phải trân trọng hơn cả mạng sống của mình, quý trọng hơn bất kỳ những thứ gì quý giá trên đời. Kinh Kim Cang nói: “Nơi nào có mặt Kinh điển, nơi đó có Phật.” Cho nên nói Kinh điển là nơi mà pháp thân Phật hiện hữu.
Phát tâm in ấn Kinh điển, đọc tụng, cung kính Kinh sách đều là điểm khởi nguồn phát sanh vô lượng trí tuệ; nhưng nếu có tâm bất kính cũng khiến người ta đọa lạc vào nơi không như ý. Khi đặt để Kinh sách, chúng ta phải lưu ý những điều sau đây:
- Kinh Phật là Pháp bảo, là kim chỉ nam dẫn đường cho chúng sanh thoát khổ, nên phải cung kính tôn trọng, nếu có hư rách phải kịp thời tu bổ, không được đốt bỏ hoặc vứt đi. Nơi nào có Kinh điển, nơi đó có long thần hộ pháp bảo hộ, nếu vì Kinh điển hư rách mà chúng ta bỏ mặc, vứt vào một xó thì tội lỗi cũng sẽ vô lượng.
- Kinh Phật phải được đặt lên trên tất cả sách vở khác. Những kinh, luật, luận của thế gian đặt ở tầng kế. Kinh sách đặt từ trên xuống dưới theo thứ tự như sau: Bản gốc Kinh điển, sách chú thích Kinh điển, những sách vở Phật học thông dụng, sách ngôn luận của các bậc Thánh hiền, những sách vở có tính cách giáo hóa, cuối cùng là những sách vở thông thường.
- Không được vẽ, viết lung tung trên Kinh sách; không được vừa nói chuyện, ăn uống vừa xem Kinh.
- Phải cung kính đặt kinh sách lên chỗ cao ráo sạch sẽ, không được tùy ý vứt trên giường, trên ghế và những chỗ không thanh tịnh.
- Khi dùng tay cầm hoặc đặt Kinh sách vào trong túi mang đi không được để thấp hơn thắt lưng, không được cặp nách.
- Không được bày biện lung tung trên bàn đọc Kinh, hoặc nằm dài xem Kinh, càng không được tay dơ đụng vào Kinh.
- Khi xem Kinh đến đâu nên dùng mảnh giấy nhỏ ngăn ra làm dấu. Không được xếp trang, xếp góc hoặc lật úp mặt Kinh xuống theo kiểu hình chữ “人”。
- Nếu không có thời gian rảnh để đọc nên cúng dường quyển Kinh lại cho người khác, đó cũng là một cách làm cho Phật pháp được lưu thông.
St.
Hoan nghênh chia sẻ - Công đức vô lượng .
ĐỊA CHỈ BÁN MÁY TỤNG KINH ĐỊA TẠNG
Máy Niệm Phật Tú Huyền là địa chỉ cung cấp Máy Nghe Pháp, Máy tụng kinh niệm Phật, Máy Tụng Kinh Địa Tạng giá sỉ tại TPHCM. Nếu bạn đang tìm kiếm máy niệm Phật để sử dụng cá nhân hoặc kinh doanh, chúng tôi là lựa chọn hàng đầu với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.
Chúng tôi cung cấp máy niệm Phật sỉ và lẻ, đáp ứng đủ nhu cầu của quý khách hàng. Nếu bạn muốn có một máy niệm Phật theo yêu cầu riêng của mình, chúng tôi cũng có dịch vụ đặt máy niệm Phật theo yêu cầu, để bạn có thể sở hữu một chiếc máy niệm phản ánh đúng mong muốn và phong cách của bạn.
Hãy liên hệ với Shop Tú Huyền ngay hôm nay để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hàng máy niệm Phật chất lượng, uy tín tại TPHCM.
- Địa chỉ: 28 Lê Ngã, P. Phú Trung, Q.Tân Phú, TPHCM
- Số điện thoại: 0988 812 802
- Website: https://tuhuyen.com
Xem thêm các bài viết tu tập khác
- ĂN MẶN TỤNG KINH THÌ CÓ TỘI KHÔNG?
- 4 CÂU CHUYỆN NGẮN VỀ NHÂN QUẢ: CHẾT CHƯA HẲN ĐÃ CHẤM HẾT
- KHẨU NGHIỆP LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGHIỆP NẶNG NHẤT, CHẾT ĐỌA ĐỊA NGỤC CẮT LƯỠI
- TỤNG KINH ĐỂ LÀM GÌ?
- KHAI THỊ: TẠI SAO NGŨ TÂN ( Hành, Hẹ, Tỏi, Nén, Hưng cừ, Kiệu...) LÀ LOÀI THỰC VẬT, KHÔNG HẠI ĐẾN SI
- NHỮNG CÂU HỎI TẾ NHỊ THƯỜNG GẶP CỦA PHẬT TỬ
- VIẾT SÁCH TÀ DÂM, CON TRAI CHÔN MÌNH TRONG TÙ NGỤC
- ĐỒNG TIỀN CHO ĐI PHẢI NHƯ THẾ NÀO MỚI CÓ PHƯỚC? GIÚP NGƯỜI PHẢI GIÚP NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?
- GIẤC MƠ NGƯỜI CÕI ÂM HIỆN VỀ SAU KHI ĐỌC TÁC BẠCH
- CÁCH TRÌ TỤNG CHÚ LĂNG NGHIÊM CÓ BÀI BẢN
- Nhân duyên đến từ Phật Pháp
- MUỐN CẦU NGUYỆN LINH ỨNG CẦN HỘI ĐỦ ĐIỀU KIỆN GÌ?
- Hồi hướng là gì ? Tại Sao phải hồi hướng
- Máy Niệm Phật Tú Huyền tại TPHCM
- Ban đêm có nên mở máy niệm phật trong nhà
- Máy niệm phật năng lượng mặt trời hình bông sen có thẻ nhớ
0コメント